Khoa Khoa Học Môi Trường

A. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ KHOA KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

  • Giới Thiệu Thành Lập

    dai hoc sai gonĐể đáp ứng nhu cầu thực tế ngày càng cao về số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ kỹ thuật và quản lý chuyên ngành môi trường, nhằm phục vụ đắc lực cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững của thành phố Hồ Chí Minh và cả khu vực phía Nam, trường Đại Học Sài Gòn đã thành lập khoa Khoa Học Môi Trường năm 2006 với mục đích:
    –  Đào tạo sinh viên hệ cao đẳng, đại học Khoa học môi trường có chất lượng cao, thích ứng với nhu cầu xã hội và nền kinh tế thị trường;
    – Trang bị cho sinh viên các kiến thức chuyên sâu đa dạng về khoa học môi trường và các kỹ năng quản lý, nghiên cứu và thực hiện các chương trình, dự án về bảo vệ môi trường;
    – Trang bị kỹ năng sử dụng các công cụ tin học, hệ thông tin địa lý và viễn thám trong nghiên cứu môi trường; đánh giá tác động môi trường của các hoạt động kinh tế xã hội; quy hoạch môi trường, đề xuất các công cụ luật pháp, chính sách và kinh tế cho hoạt động bảo vệ môi trường;
    – Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, các cơ quan nghiên cứu, các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp từ trung ương đến địa phương và các dự án.

Chức năng, nhiệm vụ
a. Chức năng
Đào tạo trực tiếp bậc cao đẳng và đại học chuyên ngành Khoa học Môi trường;
Nghiên cứu khoa học và tư vấn trong lĩnh vực môi trường và các lĩnh vực liên quan;
Hợp tác quốc tế về đào tạo và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực môi trường.
b. Nhiệm vụ
Xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy cơ hữu có học hàm, học vị;
Biên soạn chương trình đào tạo bậc đại học khoa học môi trường;
Tham gia biên soạn chương trình đào tạo sau đại học (thạc sĩ và tiến sĩ) khoa học môi trường;
Biên soạn giáo án giảng dạy;
Biên soạn và xuất bản sách giáo khoa và tài liệu chuyên ngành;
Xây dựng cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học (phòng thí nghiệm, thư viện) và quan hệ quốc tế;
Thực hiện công tác giảng dạy cho trường và tham gia các chương trình giảng dạy khác;
Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước;
Tham gia các dự án quốc tế về lĩnh vực môi trường;
Tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn và dài hạn;
Tham gia công tác quản lý sinh viên và các hoạt động của trường;
Thực hiện công tác tư vấn nhằm nâng cao kinh nghiệm thực tế và đời sống cán bộ.

B. KHẢ NĂNG PHỤC VỤ CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

  1. Nguồn nhân lực
    Khoa có đội ngũ cán bộ nghiên cứu được đào tạo dài hạn ở trong nước và nước ngoài về chuyên ngành môi trường, trong các lĩnh vực:dai hoc sai gon
    Quản lý và xử lý chất thải rắn đô thị
    Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp
    Quản lý chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại
    Quản lý môi trường khu công nghiệp, khu công nghiệp sinh thái và tài nguyên thiên nhiên
    Hàng năm, Khoa đào tạo tổng cộng khoảng 400 sinh viên các khóa.
  2. Cơ sở vật chất
    Hiện nay, phòng thí nghiệm phân tích với trang thiết bị đáp ứng nhu cầu giảng dạy chuyên ngành và nghiên cứu trong các lĩnh vực nước thải, khí thải, chất thải rắn và chất thải nguy hại. Ngoài ra, Khoa Khoa Học Môi Trường còn được hỗ trợ từ các PTN về cơ sở vật chất trong nghiên cứu khoa học. Cán bộ của Khoa và sinh viên có thể sử dụng thư viện và hệ thống dữ liệu khoa học của trường trong công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học.

C. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

  1. Phát triển nguồn lực của Khoa
    – Lập kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ giảng dạy. Mở rộng khả năng đào tạo chuyên ngành cho bậc đào tạo sau đại học của trường. Dự kiến sẽ đầu tư mở rộng thêm phòng thí nghiệm công nghệ  và thư viện chuyên ngành môi trường nhằm phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu khoa học và thực tập của sinh viên.
  2. Mở rộng quan hệ hợp tác (trong nước và quốc tế)
    Tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp.
    – Mở rộng quan hệ hợp tác với các cơ quan chức năng và đơn vị bạn trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu chuyên môn.

nghien cuu hop tac D. CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

  1. Hoạt động đào tạo
    Sinh viên Khoa KHMT được đào tạo theo Quy chế đào tạo Đại học và Cao đẳng hệ chính quy, ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
    Tháng 8 năm 2009, tổ chức lễ tốt nghiệp khoá đầu tiên cho sinh viên hệ cao đẳng ngành môi trường.
    Trong năm tới, sinh viên hệ đại học khóa đầu tiên tốt nghiệp.
    Tổ chức tuyển sinh hệ đại học và cao đẳng khoa học môi trường khóa thứ 4.
    Trang bị kiến thức và khả năng ứng dụng kiến thức trong thực tế cho sinh viên.
  2. Các đề tài nghiên cứu khoa học
    Bước đầu đăng ký các đề tài nghiên cứu chuyên ngành.
    Các giảng viên của Khoa được khuyến khích tham dự hội thảo chuyên ngành, viết tham luận và trình bày báo cáo tại hội nghị, hội thảo chuyên đề trong và ngoài nước.

     

    TS. PHẠM NGUYỄN KIM TUYẾN